Bê Tông Gồm Những Gì? Phân Loại Bê Tông Trong Xây Dựng

Bê tông là một vật liệu xây dựng quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong các công trình từ nhỏ đến lớn. Hiểu rõ về thành phần và các loại bê tông sẽ giúp chúng ta lựa chọn và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Cùng ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU khám phá xem bê tông gồm những gì và phân loại bê tông trong xây dựng qua bài viết này nhé!

1. Bê tông là gì?

Bê tông là một loại đá nhân tạo được tạo ra bằng cách trộn các vật liệu như cốt liệu thô (đá, sỏi), cốt liệu mịn (cát), chất kết dính (xi măng) và nước theo một tỷ lệ nhất định. Sau khi trộn, hỗn hợp này sẽ trải qua quá trình đông cứng và trở nên cứng chắc, tạo thành vật liệu có khả năng chịu lực cao.

bê tông là gì
Bê tông gồm những gì

2. Đặc điểm và thành phần bê tông gồm những gì?

2.1. Đặc điểm của bê tông

Bê tông sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, bao gồm:

  • Độ bền cao: Bê tông có khả năng chịu lực nén tốt, giúp công trình chịu được tải trọng lớn.
  • Khả năng chịu nhiệt cao: Với khả năng chống lại các tác động của môi trường như mưa, nắng, gió, bê tông giúp công trình duy trì được tuổi thọ cao.
  • Dễ dàng tạo hình: Khi ở trạng thái lỏng, bê tông có thể được đổ vào các khuôn với hình dạng khác nhau, giúp tạo ra các cấu trúc đa dạng.
  • Chi phí hợp lý: So với nhiều vật liệu xây dựng khác, bê tông có chi phí sản xuất và thi công tương đối thấp, phù hợp với nhiều loại công trình.

2.2. Thành phần chính của bê tông

Bê tông được tạo thành từ bốn thành phần chính:

  • Xi măng: Đây là chất kết dính chính trong bê tông, thường là xi măng poóc lăng. Xi măng khi kết hợp với nước sẽ tạo ra phản ứng hóa học, giúp liên kết các cốt liệu lại với nhau.
  • Cốt liệu thô: Bao gồm đá dăm hoặc sỏi, đóng vai trò tăng cường khả năng chịu lực cho bê tông.
  • Cốt liệu mịn: Thường là cát, giúp lấp đầy các khoảng trống giữa các cốt liệu thô, tạo nên bề mặt mịn cho bê tông.
  • Nước: Kích hoạt phản ứng hóa học với xi măng, giúp hỗn hợp bê tông trở nên linh hoạt và dễ thi công. Lượng nước sử dụng
bê tông là gì
Thành phần của bê tông

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người ta còn thêm các phụ gia để cải thiện tính chất của bê tông như tăng độ dẻo, giảm thời gian đông cứng hoặc tăng khả năng chống thấm.

3. Tiêu chí phân loại bê tông

Bê tông có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

3.1. Dựa vào chất kết dính

  • Bê tông xi măng: Sử dụng xi măng poóc lăng làm chất kết dính chính. Đây là loại bê tông phổ biến nhất trong xây dựng.
  • Bê tông polyme: Sử dụng nhựa polyme làm chất kết dính, thường được áp dụng trong các công trình đặc biệt yêu cầu tính chất cơ học cao.
  • Bê tông silicat
  • Bê tông thạch cao

3.2. Dựa vào công dụng

  • Bê tông cốt thép: Được sử dụng cho các phần chịu lực chính của công trình như cột, dầm, sàn.
  • Bê tông thủy công: Là loại bê tông được sử dụng để xây đạp, âu thuyền, các công trình dẫn nước…
  • Bê tông nhẹ: Thường được dùng cho các kết cấu bao che
bê tông là gì
Phân loại bê tông theo công dụng

3.3. Dựa vào cốt liệu

  • Bê tông cố liệu đặc: Sử dụng cốt liệu thông thường như đá, cát. Được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng thông thường như nhà ở, cấu đường…
  • Bê tông cốt liệu rỗng: Sử dụng cốt liệu nhẹ như đá bọt, xỉ than để giảm trọng lượng của bê tông, phù hợp cho các công trình yêu cầu giảm tải trọng như tường nhà, sàn nhà, vách ngăn…
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt: Là loại bê tông được gia cố bằng thép, có khả năng chịu lực tốt, thường được sử dụng trong các công trình chịu tải trọng lớn như cầu vượt, nhà cao tầng…
bê tông là gì
Phân loại bê tông theo cốt liệu

3.4. Dựa vào khối lượng

  • Bê tông đặc biệt: Có trọng lượng rất lớn, sản xuất từ cốt liệu đặc biệt, được dùng cho những kết cấu đặc biệt.
  • Bê tông nặng: Có khối lượng riêng lớn, được chế tạo từ đá sỏi và thường sử dụng cho kết cấu chịu lực.
  • Bê tông tương đối: Dùng chủ yếu cho kết cấu chịu lực.
  • Bê tông nhẹ: Có khối lượng riêng nhỏ hơn, được sản xuất từ hỗ hợp chất kết dính, nước, cấu tử silic nghiền và chất tạo rỗng.

4. Các loại bê tông được sử dụng trong xây dựng

4.1. Bê tông tươi

Bê tông tươi, hay còn gọi là bê tông trộn sẵn, là loại bê tông được trộn tại nhà máy và vận chuyển đến công trình bằng xe chuyên dụng. Thành phần của loại bê tông này bao gồm hỗn hợp cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo tỷ lệ nhất định. Chính vì thế mà bê tông tươi chỉ thường sử dụng trong các công trình lớn như chung cư, bệnh viện, nhà cao tầng…

Ưu điểm của bê tông tươi

  • Thi công nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian và công sức: Bê tông được trộn tại nhà máy trước khi mang đến công trình nên đảm bảo được tốc độ và chất lượng bê tông.
  • Tiết kiệm chi phí mặt bằng tập kết vật liệu: Đối với loại bê tông thông thường, thường yêu cầu mặt bằng để tổng hợp và trộn bê tông, nhưng bê tông tươi lại giải quyết được vấn đề này.
  • Chất lượng bê tông đồng đều: Nhờ vào máy móc và tỉ lệ định sẵn mà có thể kiểm soát được chất lượng.
  • Giá thành hợp lý: trên cả nước có nhiều địa chỉ sản xuất bê tông tươi, dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn.

Nhược điểm của bê tông tươi

  • Khó quản lý chất lượng: Đối với người mua, họ không thể kiểm soát được chất lượng và giám sát quy trình sản xuất. Do đó, việc lựa chọn đơn vị sản xuất không uy tín có thể ảnh hưởng đến chất lượng bê tông tươi.
  • Cách bảo quản bê tông tươi khó khăn: Quy trình vận chuyển và thi công câng đảm bảo đúng cách, nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc hư hỏng hay giảm chất lượng.
bê tông là gì
Bê tông tươi

4.2. Bê tông cốt thép

Đây là sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép, giúp tăng khả năng chịu lực kéo và uốn cho cấu kiện. Bởi vì bê tông có cường độ chịu lực kéo thấp nên khả năng sử dụng của bê tông còn hạn chế. Do đó, trong xây dựng, thường thêm vào các thành cốt thép để tăng cường độ kéo cho bê tông. Loại bê tông này được ưa chuộng trong các công trình dân dụng và công trình giao thông.

Ưu điểm của bê tông cốt thép

  • Khả năng chịu lực cao: So với các loại kết cấu gỗ và gạch, thì bê tông cốt thép thường chịu lực cao hơn nhiều, ngay cả tải trọng tĩnh, động và động đất.
  • Khả năng chịu nhiệt tốt hơn: Với các dòng bê tông có độ dày từ 1,5 mét sẽ có khả năng bảo vệ công trình khỏi các đám cháy thông thường
  • Chi phí thấp hơn: Sử dụng bê tông cốt thép có thể tiết kiệm được chi phí khá lớn, đồng thời tuổi thọ cao và tốn ít chi phí bảo dưỡng.
  • Khả năng tạo dáng dễ dàng: Khi vữa bê tông ở dạng nhão thì có thể tạo dáng theo mọi dáng khuôn.

Nhược điểm của bê tông cốt thép

  • Trọng lực lớn: Điều này có thể ảnh hưởng đến việc xây dụng khi có kết cấu lớn.
  • Khả năng xuất hiện khe nứt: Ở những chỗ chịu lực kéo thường dễ có nhưng khe nứt. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và yếu tố thẩm mỹ, nhưng cần hạn chế để tránh trường hợp xấu.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt kém: So với gạch đá, gỗ thì bê tông cốt thép thường cách âm, cách nhiệt kém hơn nhiều.
bê tông là gì
Bê tông cốt thép

4.3. Bê tông nhựa

Bê tông nhựa, hay còn gọi là asphalt, là sự kết hợp giữa cốt liệu (đá, cát) và nhựa đường. Loại bê tông này thường được sử dụng trong xây dựng đường giao thông nhờ khả năng chịu mài mòn và chống thấm nước tốt. Bê tông nhựa thường được cấu thành từ 3 cấu trúc, tương tác với nhau trở thành hệ thống thống cấu trúc:

  • Cấu trúc tế vi: Được tạo thành từ bột khoáng chất và nhựa tạo nên liên kết Asphalt.
  • Cấu trúc trung gian: Kết hợp giữa liên kết Asphalt và cát tạo thành vữa Asphalt.
  • Cấu trúc vĩ mô: Là sự kết hợp giữa vữa Asphalt và đá dăm tạo thành bê tông nhựa.

Để tạo nên bê tông có khả năng chịu lực tốt nhất, cần đảm bảo tỷ lệ giữa các thành phần cần phải chính xác để cấu trúc không bị phá vỡ, các lớp cấu trúc được liên kết với nhau tốt hơn.

Ưu điểm của bê tông nhựa

  • Kết cấu kín, đảm bảo được chất lượng của công trình
  • Khả năng chịu nén, chịu cắt và chịu uốn tốt.
  • Tạo nên mặt bằng bằng phẳng, độ cứng không quá cao nên chạy xe tốc độ rất êm và ít tạo ra tiếng ồn, cực kỳ thích hợp cho các đoạn đường cao tốc.
  • Bước thi công có thể cơ giới hóa toàn bộ, do đó tiết kiệm được thời gian thi công nhanh hơn.
  • Tươi thọ của công trình cao hơn.

Nhược điểm của bê tông nhựa

  • Cường độ giảm khi thời tiết tăng cao hoặc khi bị nước tác dụng lâu dài.
  • Mặt đường sau khi hoàn thành thường có màu sẫm, do đó khó có thể thấy định hướng vào ban đêm.
  • Mặt đường dễ bị già hóa theo thời gian, tải trọng và các yếu tố khí hậu khác.
  • Yêu cầu các đơn vị thi công chuyên dụng, công tác tư vấn và giám sát cần nghiêm ngặt và phức tạp.
Bê tông nhựa

4.4. Bê tông thủy công

Bê tông thủy công là loại bê tông được sử dụng trong các công trình tiếp xúc trực tiếp với nước như đập thủy điện, kênh mương, bến cảng, cầu cảng. Thành phần của bê tông thủy công thường bao gồm phụ gia chống thấm để tăng khả năng chịu nước và độ bền trong môi trường ẩm ướt. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, có thể phân loại các loại bê tông thủy công dựa vào các cách như sau:

  • Dựa vào vị trí của bê tông thủy công so với mực nước: Bê tông thường nằm trong nước, bê tông ở vùng mực nước thay đổi, bê tông ở trên khô.
  • Dựa vào hình khối của bê tông thủy công: bê tông khối lớn, bê tông khối không lớn.
  • Dựa vào vị trí của bê tông thủy công: Bê tông mặt ngoài và bê tông bên trong.
  • Dựa vào tình trạng chịu áp lực bước: Bê tông chịu áp lựa nước và bê tông không chịu áp lực nước.

Mặc dù các loại bê tông thủy công có các đặc điểm riêng, nhưng nhìn chung đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn về cường độ
  • Tiêu chuẩn độ bền bê tông khi tiếp xúc với môi trường nước
  • Tiêu chuẩn về khả năng chống ẩm, chống thấm
Bê tông thủy công

4.5. Bê tông xi măng

Đây là loại bê tông phổ biến nhất, sử dụng xi măng poóc lăng làm chất kết dính chính. Bê tông xi măng có độ bền cao, chịu lực tốt, chống ăn mòn axit và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình xây dựng như nhà ở, cầu đường, công trình công nghiệp. Thành phần chủ yếu là bê tông và xi măng, cùng với một số vật liệu khác như cốt liệu đá, cát, nước… với tỷ lệ nhất định.

Ưu điểm của bê tông xi măng

  • Vật liệu có độ bền cao, tải trọng lớn, độ dảo và khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều loại công trình từ nhà ở dân dụng đến công trình lớn.

Nhược điểm của bê tông xi măng

  • Khối lượng nặng, vì vậy quá trình vận chuyển và thi công tốn nhiều nhân lực và phương tiện.
  • Khả năng cách nhiệt và giữ âm không cao.
Bê tông xi măng

4.6. Bê tông polyme

Bê tông polyme là loại bê tông trong đó chất kết dính xi măng được thay thế bằng nhựa polyme, giúp tăng độ bền, độ dẻo dai và khả năng chống ăn mòn hóa học. Trong quá trình điều chế, nó thường sử dụng các loại nhựa cao phân tử và hỗ hợp cốt liệu. Các loại nhựa cao cấp như nhựa Epoxy, Methacrylate, nhựa Furan, nhựa Polyester, nhựa Vinylester… Loại bê tông này thường được sử dụng trong các công trình đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân, nhà máy hóa chất, bể chứa hóa chất hoặc công trình cần khả năng chịu nhiệt cao.

Ưu điểm của bê tông polyme

  • Khả năng chống ăm mòn axit, muối và đông lạnh cao hơn các loại bê tông khác.
  • Tính ổn định hóa học cao trong môi trường ăn mòn.
  • Khả năng chống thấm và cống va đập cao hơn.
  • Chịu được độ rung ở tần số cao.
  • Hạn chế được lượng khí thả ra CO2, có thể tạo ra công trình có khả năng sử dụng hàng trăm năm.

Nhược điểm của bê tông polyme

  • Thường yêu cầu cơ sở vật chất phức tạp
  • Giá thành rất cao.
Bê tông Polyme

5. Quy trình sản xuất bê tông

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Trước khi tiến hành trộn bê tông, các nguyên liệu như xi măng, cát, đá, nước và phụ gia cần được kiểm tra và chuẩn bị theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Điều này đảm bảo chất lượng bê tông thành phẩm đạt yêu cầu.

Bước 2: Cân đo và định lượng

Tỷ lệ các thành phần trong bê tông phải được tính toán chính xác để đảm bảo cường độ, độ bền và tính chất cơ học của bê tông. Quá trình này thường được thực hiện bằng các hệ thống cân tự động tại nhà máy.

Bước 3: Trộn bê tông

Nguyên liệu sau khi được định lượng chính xác sẽ được đưa vào máy trộn. Thời gian trộn và tốc độ trộn cũng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bê tông.

Bước 4: Vận chuyển bê tông

Bê tông tươi sau khi trộn xong cần được vận chuyển đến công trình bằng xe bồn chuyên dụng. Thời gian vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị đông kết trước khi thi công.

Bước 5: Đổ bê tông và đầm nén

Khi đổ bê tông vào khuôn, cần sử dụng máy đầm để loại bỏ bọt khí và đảm bảo bê tông lấp đầy khuôn một cách đồng đều, giúp tăng cường độ bám dính và khả năng chịu lực.

Bước 6: Tháo bỏ khuôn ván

Sau khi khuôn ván bê tông có thể định hình được, bắt đầu tháo khuôn cố định để phơi khô, đảm bảo được độ cứng và khả năng chịu nhiệt.

Bước 7: Bảo dưỡng bê tông

Sau khi đổ, bê tông cần được bảo dưỡng đúng cách để đạt được độ cứng và cường độ tối ưu. Quá trình bảo dưỡng có thể bao gồm việc giữ ẩm bê tông, che chắn để tránh mất nước quá nhanh hoặc sử dụng phụ gia bảo dưỡng bề mặt.

Quy trình sản xuất bê tông

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc cho câu hỏi Bê tông gồm những gì và phân loại bê tông trong xây dựng. Tùy vào yêu cầu của công trình, việc lựa chọn loại bê tông phù hợp sẽ góp phần nâng cao tuổi thọ và độ bền cho dự án xây dựng. Hy vọng những thông tin mà ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU cung cấp có thể giúp bạn hiểu thêm về một loại vật liệu xây dựng mới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây
Captcha verification failed!
Điểm người dùng captcha không thành công. xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Thích là share:

Nguyễn Xuân Dũng

Ceo & Founder

DANHGIATHUONGHIEU.VN
Nền tảng đánh giá & xếp hạng thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam!

BÀI VIẾT KHÁC